Các món cần có bày mâm cúng giao thừa 30 Tết Ất Tỵ 2025
Đêm giao thừa luôn là thời khắc linh thiêng nhất trong năm, nơi gia đình Việt cùng nhau chuẩn bị mâm cúng để tạm biệt năm cũ và đón chào năm mới. Đây không chỉ là nét đẹp văn hóa truyền thống mà còn là dịp để thể hiện lòng thành kính với tổ tiên và các vị thần linh, mong cầu một năm mới an khang, thịnh vượng. Việc chuẩn bị mâm cúng giao thừa 30 tết Ất Tỵ 2025 cần những gì? Hãy cùng Oản nghệ thuật Quỳnh Nga tham khảo trong bài viết này nhé!
Ý nghĩa truyền thống cúng đêm giao thừa
Cúng giao thừa, hay còn gọi là lễ Trừ Tịch, mang ý nghĩa tiễn đưa vị thần cai quản năm cũ và đón chào vị thần mới. Thường được thực hiện vào khoảng 23 giờ (đêm 30) tới 1 giờ sáng (mùng 1) – thời khắc chuyển mình giữa năm cũ và năm mới. Đây là khoảnh khắc quan trọng để các gia đình dâng lễ vật, bày tỏ lòng biết ơn và cầu chúc bình an.
Đồng thời, cúng đêm 30 giao thừa cũng là dịp để mọi thành viên trong gia đình cùng nhau chuẩn bị, bày trí mâm cúng, gắn kết tình cảm gia đình, lưu giữ truyền thống. Việc cúng lễ cũng mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, giúp hóa giải những điều không may và chào đón những khởi đầu tốt đẹp.
Mâm cúng giao thừa 30 tết trong nhà và ngoài trời cần những gì?
+ Cúng trong nhà: Mâm cúng gia tiên đặt trên bàn thờ chính trong nhà, thể hiện lòng thành kính với ông bà, tổ tiên. Lễ vật thường bao gồm mâm cơm truyền thống, hoa quả, hương, nến, rượu, và bánh chưng (hoặc bánh tét).
+ Cúng ngoài trời: Lễ cúng ngoài trời nhằm kính cáo các vị thần linh và đón rước các vị thần cai quản năm mới. Mâm lễ thường đặt ở sân hoặc trước cửa nhà, gồm vàng mã, hương, nến, mâm ngũ quả, gà trống luộc, xôi gấc, và trầu cau.
Truyền thống cúng giao thừa 3 miền có những gì?
1- Mâm cúng giao thừa Miền Bắc
Người miền Bắc thường chuẩn bị mâm cỗ công phu, đầy đủ các món truyền thống bao gồm bánh chưng – món ăn truyền thống không thể thiếu, giò (bò, lợn), móng giò hầm măng, bát canh mọc, gà luộc, miến nấu lòng gà,… Các món được bày theo số lượng 4 bát – 4 đĩa hoặc 6 bát – 6 đĩa.
2- Mâm cúng giao thừa Miền Trung
Mâm cỗ giao thừa miền Trung thể hiện sự hài hòa giữa truyền thống và nét đặc trưng vùng miền:
- Dưa món, dưa giá: Món ăn không thể thiếu, mang hương vị đậm đà.
- Ram, cá chiên, gà bóp rau răm: Những món ăn đặc trưng của miền Trung.
- Bánh tét và thịt heo luộc: Tượng trưng cho sự giản dị nhưng đầy đủ.
3- Mâm cúng giao thừa miền Nam
Người miền Nam thường chọn các món dễ ăn, nhẹ nhàng, phù hợp với khí hậu nóng ẩm như canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho hột vịt, bánh tét, chả giò, canh măng,…
Trang trí bàn thờ trước đêm 30 Tết
Bàn thờ là nơi linh thiêng, gắn liền với đời sống tâm linh của mỗi gia đình Việt Nam, đặc biệt trong những ngày Tết. Đêm 30 Tết, việc vệ sinh và trang trí bàn thờ không chỉ là một hành động tôn kính tổ tiên mà còn mang ý nghĩa xóa bỏ những điều không may mắn và đón chào năm mới tốt đẹp hơn. Trang trí bàn thờ có thể được thực hiên bằng nhiều cách như dâng hoa, mâm ngũ quả, bánh kẹo hay trang trí bằng các mẫu oản tài lộc.
Oản lễ tài lộc không chỉ là lễ vật trang trí đẹp mắt mà còn mang ý nghĩa phong thủy. Việc đặt oản tài lộc trên mâm cúng giao thừa giúp gia tăng phúc lộc, mang đến may mắn và bình an cho gia đình. Đặc biệt, các loại oản được thiết kế tinh xảo, mang màu sắc đỏ, vàng tượng trưng cho sự thịnh vượng, rất phù hợp với không khí lễ Tết.
=> Tìm hiểu ngay: Ý nghĩa oản tài lộc
Mâm cúng giao thừa không chỉ là nét đẹp văn hóa mà còn là biểu tượng của lòng thành kính, sự gắn kết gia đình và hy vọng vào một năm mới tốt lành. Chuẩn bị chu đáo, đầy đủ lễ vật sẽ giúp gia đình thêm an tâm và đón Tết trọn vẹn. Nếu bạn cần tư vấn thêm về oản lễ hoặc cách bày trí mâm cúng, hãy liên hệ với oản nghệ thuật Quỳnh Nga để được hỗ trợ!