Đi lễ chùa mùng 1, ngày rằm cần lưu ý gì để mang lại tài lộc, may mắn?

Đi lễ chùa vào ngày mùng 1 và ngày rằm đã trở thành nét đẹp trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt. Đây là dịp để con người hướng về cội nguồn tâm linh, cầu bình an, sức khỏe và hạnh phúc. Tuy nhiên, việc đi lễ chùa mùng 1, ngày rằm cần phải lưu ý những điều gì, tránh mắc phải những điều gì và thực hiện ra sao cho đúng không phải ai cũng nắm được. Hãy cùng Oản Nghệ Thuật Quỳnh Nga tìm hiểu về những điều đó trong bài viết này nhé!

Đi Lễ Chùa mùng 1, ngày rằm cần lưu ý những điều gì?
Đi Lễ Chùa mùng 1, ngày rằm cần lưu ý những điều gì?

Đi lễ chùa mùng 1, ngày rằm – Nét đẹp văn hóa tâm linh người Việt

Đi lễ chùa vào ngày đầu tháng và giữa tháng âm lịch là một truyền thống tốt đẹp, thể hiện tâm nguyện và lòng thành kính đối với các vị Phật, thần linh. Người Việt tin rằng đi chùa vào những ngày này giúp thanh lọc tâm hồn, loại bỏ điều xấu, đón nhận những điều tốt lành và an nhiên trong cuộc sống. Hoạt động này không chỉ mang ý nghĩa cá nhân mà còn góp phần duy trì các giá trị văn hóa truyền thống.

Đi lễ chùa mùng 1, ngày rằm là một trong những nét đẹp văn hoá tâm linh của người Việt
Đi lễ chùa mùng 1, ngày rằm là một trong những nét đẹp văn hoá tâm linh của người Việt

Những điều cần lưu ý khi đi lễ chùa mùng 1, ngày rằm

1- Đồ lễ

Trước khi đi lễ chùa, việc chuẩn bị đồ lễ là điều không thể thiếu. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sắm lễ đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý:

  • Hoa quả: Chọn các loại hoa quả tươi. Cần chọn lựa hoa quả cho cẩn thận, tránh chọn phải các loại quả bị dập, hoa bị héo. Ngoài ra quý khách có thể tham khảo lựa chọn thêm các mẫu oản lễ để đi chùa cũng đang rất phổ biến hiện nay.
  • Lễ mặn: Nếu có cúng lễ mặn, nên chọn những món thanh tịnh như xôi, chè, bánh chưng… Tránh thịt sống và các món có mùi hôi.
  • Lễ chay: Trái cây, bánh kẹo, oản lễ, chè, hương hoa.
  • Tiền vàng mã: Chọn vừa đủ, tránh đốt quá nhiều.
  • Tuyệt đối không mang đồ lễ đã dâng cúng trên bàn thờ gia tiên đến chùa để làm lễ lại. Điều này không phù hợp với ý nghĩa tôn kính trong văn hóa tâm linh, vì lễ vật đã thuộc về thần linh và gia tiên.
Đi chùa mùng 1, ngày rằm cần lưu ý gì?
Lựa chọn đồ đi lễ chùa mùng 1, ngày rằm là những việc làm quan trọng

2- Trang phục

Đi lễ chùa là việc làm trang nghiêm, vì vậy trang phục cần lịch sự, kín đáo và thể hiện sự tôn trọng. Nên mặc Áo dài truyền thống, quần áo lịch sự, kín đáo, màu sắc trang nhã. Tránh mặc các loại quần áo hở hang, váy ngắn, quần short, áo hai dây, đồ bó sát hoặc lòe loẹt.

Trang phục lễ Chùa cần kín đáo, thanh lịch
Trang phục lễ Chùa cần kín đáo, thanh lịch

3- Nguyên tắc ra vào

Khi vào chùa, nên đi cửa bên phải và ra bằng cửa bên trái, tránh đi cửa chính vì đây là lối đi dành cho các bậc tu hành và tượng Phật. Khi bước vào khu vực chính điện, cần tháo bỏ giày dép trước khi vào. Không đứng hoặc ngồi che khuất các tượng Phật khi làm lễ. Không chen lấn, xô đẩy để chọn được những vị trí đẹp để dâng lễ.

nguyên tắc ra vào chùa
nguyên tắc ra vào chùa

4- Xưng hô

Khi gặp các nhà sư hoặc người quản lý chùa, nên xưng hô bằng từ “Thầy” hoặc “Sư cô” để thể hiện sự tôn kính. Trong quá trình lễ bái, nên dùng ngôn từ nhã nhặn, nhẹ nhàng, không nói to, cười đùa hoặc sử dụng ngôn từ thô tục.

5- Văn khấn

Văn khấn lễ là nghi thức quan trọng để bày tỏ lòng thành kính. Khi khấn cần tập trung, thành tâm và đọc rõ ràng. Nội dung khấn cơ bản bao gồm:

  • Lời chào: Kính lễ Phật, Bồ Tát, chư vị thần linh.
  • Thông tin cá nhân: Nêu rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ.
  • Lời cầu nguyện: Cầu bình an, sức khỏe, công việc thuận lợi hoặc tùy theo nguyện vọng cá nhân.

Tham khảo ngay: top 3 văn khấn đi chùa được sử dụng phổ biến nhất

Văn khấn
Văn khấn lễ là nghi thức quan trọng để bày tỏ lòng thành kính

Một số lưu ý quan trọng khác khi đi lễ chùa

  • Không quay phim, chụp ảnh tại các khu vực cấm.
  • Giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi.
  • Giữ trật tự, tránh chen lấn hoặc nói chuyện ồn ào.
  • Không sờ vào các tượng Phật hay hiện vật trong chùa.

Đi lễ chùa vào ngày mùng 1 và ngày rằm là một nét đẹp văn hóa tâm linh cần được gìn giữ và phát huy. Bằng cách tuân thủ những lưu ý trên, mỗi người không chỉ thể hiện lòng thành kính mà còn góp phần giữ gìn không gian tôn nghiêm, thanh tịnh tại chốn cửa Phật.


Oản nghệ thuật Quỳnh Nga – Chuyên phân phối sỉ, lẻ các mẫu oản tài lộc uy tín, chất lượng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *